SEO

Xử lý vấn đề đối thủ sao chép nội dung trên Website

Khi bị đối thủ sao chép nội dung trên website khiến bài viết bị tụt TOP, giảm traffic. Chúng ta cần làm gì để xử lý triệt để được vấn đề này. Đọc kỹ nội dung bên dưới và thực hành nhé

Xử lý vấn đề đối thủ sao chép nội dung trên Website

1.  Tổng quan

  • Báo cáo đối thủ được hiểu đơn giản là hành vi chúng ta báo cáo cho Google về trình trạng đối thủ  có hành vi sao chép nội dung bất hợp pháp làm ảnh hưởng đến TOP của bài viết gốc trên Website mà mình đang quản lý
  • Bạn có thể báo cáo đối thủ về Nội dung ( text, hình ảnh, video,…) thậm chí cả giao diện

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chủ yếu về báo cáo khi bị đối thủ sao chép nội dung thông qua công cụ Search Console

2. Hệ quả khi bị đối thủ sao chép nội dung

Một trong những lý do đơn giản nhất mà bạn nên báo cáo đối thủ khi phát hiện ra họ đang sao chéo nội dung ở trên website của mình chính là

  • Bài viết của bạn có thể  not in TOP 100, đối thủ lên TOP cao hơn bài viết gốc website mình
  • Nếu bài viết chưa được bảo vệ bởi DMCA – bạn thậm chí có thể bị đối thủ report ngược lại bài của mình. Hậu quả là bài viết ấy sẽ bị xóa index khỏi Google.
  • Bài viết của đối thủ có thể lên top cao hơn và khiến cho bài viết của bạn giảm top, giảm traffic, giảm người dùng tương tác trên bài và trên toàn website của bạn

2. Công cụ kiểm tra sao chép

Cách đơn giản nhất để biết được đối thủ có sao chép nội dung website của mình hay không là dựa vào các công cụ kiểm tra đạo văn phổ biến như sau:

  • Copyscape ( bản trả phí, kiểm tra từng câu từ và có trích nguồn)
  • Spineditor ( trả phí, kiểm tra từng câu nhưng không dẫn nguồn)
  • Small seo tool ( có cả miễn phí và trả phí, từng câu và có trích nguồn)
  • Grammarly ( trả phí, từng câu, có trích nguồn)

3. Cách kiểm tra tình trạng nội dung bị sao chép

Bước 1: Kiểm tra trên Copyscape

Kiểm tra trên Copyscape

VD minh họa trên Copyscape

  • Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn chỉ cần copy lại link bài đăng trên web và paste vào công cụ. Chúng sẽ cho ra những phần bị trùng lặp, và trích nguồn trùng lặp.
  • 1 cách làm khác là bạn sẽ copy ngẫu nhiên 1 đoạn trong bài viết của mình, và paste vào công cụ. Để kiểm tra ngẫu nhiên.

Bước 2: Kiểm tra phần bị copy

Kiểm tra copy trên Copyscape
Kiểm tra copy trên Copyscape
  • Sau khi kiểm tra xong chỉ cần nhấn vào phần nguồn để biết được link bài đối thủ đang copy của mình, và phần mình bị copy sẽ được bôi màu:

Vậy là chỉ với 2 bước đơn giản, bạn đã có thể xác nhận được bài nào của mình đang bị đối thủ copy và copy những gì. Để có thể tiến hành sửa hoặc report lại đối thủ.

Lưu ý:

Hãy cân nhắc vào các yếu tố như thời gian đăng bài, hoặc bài viết đã được cài đặt DMCA – Luật bảo vệ quyền tác giả để biết chính xác là bạn đang bị đối thủ copy bài hay là bạn đang đi copy bài của đối thủ, để đưa ra phương án xử lý

4. 6 bước report đối thủ nhanh chóng

Bước 1: Xác định bài viết bị copy nội dung và bài viết cần report

  • Cách đơn giản nhất chính là dùng công cụ kiểm tra đạo văn giống như đã được trình bày ở trên.
  • Bên cạnh đó, ngoài nội dung bị copy là text thì bạn cũng có thể report đối thủ 1 cách tương tự với nội dung bị copy là ảnh hoặc video.
  • Bạn cần chuẩn bị sẵn đoạn text/ảnh/video bị copy ấy.

Bước 2: Sử dụng công cụ report trên Search Console

Bước 3: Tiến hành điền thông tin bản quyền

Điền thông tin bản quyền đầy đủ
Điền thông tin bản quyền đầy đủ
  • Tên: Tên của người nắm giữ bản quyền nội dung
  • Họ: Họ của người nắm giữ bản quyền nội dung
  • Tên công ty: Tên của công ty nắm giữ bản quyền nội dung
  • Chủ bản quyền mà bạn đại diện : Chọn “ Bản thân người dùng”
  • Và tích đúp vào ô trống để xác nhận ( như ảnh)
  • Địa chỉ email: điền địa chỉ email của chủ sở hữu
  • Quốc gia/ vùng: Quốc gia/ vùng lãnh thổ của bạn
  • Tác phẩm có bản quyền của bạn: Chọn Có.

Bước 4: Điền thông tin tài liệu report

Phần ô đầu tiên: Bạn cần điền

  • Mô tả chi tiết phần bị sao chép: có thể là text, hình ảnh, video, hoặc giao diện.
  • Nếu là text có thể copy nguyên đoạn text bị sao chép vào đây
  • Có thể ghi tiếng việt hoặc tiếng anh đều được.

Phần ô thứ 2:

Điền phần nội dung bị đối thủ sao chép
Điền phần nội dung bị đối thủ sao chép
  • Điền Link trang đích của bạn – Tức là URL gốc trên website của bạn (Link bài viết/ link trang mà bạn bị đối thủ copy)

Phần ô thứ 3:

Điền danh sách Url đối thủ sao chép nội dung
Điền danh sách Url đối thủ sao chép nội dung
  • Hãy điền Link trang đích/ URL của trang đối thủ copy bài/ giao diện của bạn .

Bước 5: Hoàn tất quá trình Report

Hoàn tất phần điền form
Hoàn tất phần điền form
  • Tích hết 3 ô trống trong lời tuyên thệ
  • Xác nhận chữ ký Và xác nhận thông tin ngày ký ( lưu ý, sắp xếp là tháng/ngày/năm)
  • Tích vào xác minh ”Tôi không phải là người máy”
  • Cuối cùng, nhấn “Gửi”

Sau khi nhấn gửi, bạn sẽ nhận được thông báo report thành công như hình

Thông báo thành công từ Google
Thông báo thành công từ Google

Bước 6: Kiểm tra kết quả Report

Trang tổng quan báo cáo Google
Trang tổng quan báo cáo Google
  • Bạn nhấn vào trang tổng quan – sau khi tiến hành gửi yêu cầu report để thấy được kết quả của yêu cầu report.
  • Thông thường các kết quả sẽ được xử lý sau khoảng 1-2 ngày.
  • Và khi đó, bạn hãy vào lại trang tổng quan để kiểm tra xem kết quả Report của mình có được chấp thuận hay chưa.
  • Kết quả này sẽ gửi cả về email mà bạn điền từ bước 3.

Một số kết quả Report có thể thấy ở trang tổng quan chính là

  • Tổng số URL bạn đã gửi đi ( tương đương số yêu cầu report của bạn)
  • Số URL được chấp nhận ( số report thành công của bạn)
  • Số URL bị từ chối ( Số report bị từ chối)
  • Số URL đang được xử lý ( Số report của bạn mới gửi và đang được Google tiếp nhận chờ xử lý)
  • Các URL không có trong chỉ mục ( Số Report mà bạn đã gửi nhưng link gốc trên website của bạn lại chưa được lập chỉ mục trên website)

5. Cách giải quyết Khi Report bị từ chối

  • Ngoài những bài report thành công, đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải trường hợp bị Google từ chối.
  • Bạn chỉ cần check mail, sau đó, làm lại theo hướng dẫn của Google, thì phần lớn là sẽ thành công.

2 lý do chính khiến google từ chối report của bạn sẽ là:

  • Không xác minh được bạn chính là chủ sở hữu của nội dung mà bạn tố cáo. Lỗi này thường xảy ra khá phổ biến. Có thể là cả bạn và đối thủ đều không cài DMCA, dẫn đến tình trạng GG khó xác minh được đâu mới là chủ sở hữu thật sự. Khi xảy ra tình trạng này. bạn chỉ cần cứng rắn, và tuyên bố chắc nịch dạng: “ Toàn bộ nội dung này 100% là của tôi”. Hãy khẳng định nó bằng tiếng anh.
  • Google không hiểu bạn đang tố cáo gì? Điều này có thể xảy ra khi mà bạn viết bằng Tiếng Việt, và rào cản ngôn ngữ làm cho google khó hiểu được ý chính xác mà bạn đang nói là gì. Bạn có thể thử lại chúng với nội dung bằng tiếng anh.

Trên đây là cách thức chi tiết để giúp bạn report đối thủ thành công khi bị sao chép nội dung. Chúc bạn thành công!

Hà Việt Nam

8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Kinh nghiệm tư vấn và triển khai SEO cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn: Vin, Unicharm, FPT, TP Link, BIDV, Seabank, VPBank,... Hiện tại mình đang đảm nhiệm 2 vai trò là Trưởng phòng Kỹ thuật SEO - SEONGON & Giảng viên khóa SEO Tổng thể PPP tại SEONGON. Đồng tác giả cuốn sách kỷ niệm 10 năm SEONGON: S.E.O NGON - Hiểu Đúng, Làm Đúng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

This will close in 25 seconds